MẸ CẦN BIẾT: HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG KHI TRẺ THIẾU KẼM
Kẽm là một vi khoáng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhưng hiện nay, tỷ lệ trẻ thiếu kẽm ngày càng tăng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Vậy các bậc phụ huynh có biết, những hậu quả khi trẻ thiếu kẽm không? Hãy cùng Laminkid tìm hiểu những nguy hiểm “tiềm ẩn” này.
1. Thực trạng trẻ thiếu kẽm hiện nay
Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ thiếu kẽm ngày càng tăng, hơn 70%. Và con số này ngày càng tăng, không còn là vấn đề một sớm một chiều nữa. Nó cảnh báo một tình trạng nghiêm trọng trong việc nuôi con.
Chế độ ăn hàng ngày của người Việt Nam hiện nay đang thiếu các thực phẩm chứa kẽm. Vì vậy, vấn đề thiếu kẽm càng tăng, không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, cách chế biến thức ăn không hợp lý, vô tình làm thiếu hụt một lượng kẽm.
Thiếu kẽm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển thể lực và trí não của trẻ. Chính vì vậy, trẻ không đủ điều kiện để trưởng thành một cách khỏe mạnh.
Cảnh báo tình trạng trẻ thiếu kẽm ngày càng tăng
2. Những hậu quả nghiêm trọng khi trẻ thiếu kẽm
Kẽm đã được chứng minh là một vi khoáng vô cùng quan trọng và không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ. Do vậy, khi thiếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp và để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ.
2.1. Hệ miễn dịch suy yếu
Kẽm cần thiết cho quá trình tăng sinh tế bào và tổng hợp vật liệu di truyền - DNA. Đối với hệ miễn dịch của trẻ, chúng giúp tăng số lượng tế bào miễn dịch và tăng khả năng bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh.
Thiếu kẽm là một nguyên nhân chính trong sự suy giảm miễn dịch của trẻ. Lúc này, kẽm không đủ để tác động đến sự tăng sinh của các tế bào miễn dịch. Điều này làm giảm khả năng chống lại bệnh tật.
Đặc biệt, khi thiếu kẽm, trẻ rất dễ nhiễm các bệnh liên quan đến miễn dịch như các bệnh lý về đường hô hấp. Thường gặp như sốt, cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản,... Một khi kéo dài có thể làm nặng tình trạng bệnh và quá trình điều trị khó khăn hơn.
Khi thiếu kẽm hệ miễn dịch của bé không phát triển toàn diện
2.2. Ảnh hưởng đến xương khớp
Ngoài canxi thì kẽm cũng là một yếu tố trong quá trình cấu tạo xương khớp. Nó giúp xương phát triển và chắc khỏe, trẻ phát triển chiều cao toàn diện. Vì vậy, khi thiếu kẽm, trẻ sẽ chậm biết đi, thấp còi, xương yếu. Nếu tình trạng này kéo dài, bé sẽ có hiện tượng rối loạn phát triển xương, giòn xương, ảnh hưởng đến khả năng đi lại.
Thiếu kẽm khiến trẻ thấp còi, xương yếu, chậm biết đi
2.3. Tác động đến hệ thần kinh
Nồng độ của kẽm tập trung cao trong não bộ và góp phần vào quá trình “xây dựng” hệ thần kinh của trẻ. Nó giúp trẻ ổn định hoạt động của tế bào thần kinh, duy trì sự phát triển trí lực, trí nhớ và tăng khả năng tư duy.
Trong giai đoạn phát triển của trẻ, nếu thiếu kẽm, ảnh hưởng đến cấu trúc hệ thần kinh, trí não của bé, có thể dẫn đến những rối loạn thần kinh. Đặc biệt, đây cũng là một yếu tố góp phần phát sinh một số bệnh lý như tâm thần phân liệt.
Hệ thần kinh của trẻ không hoàn thiện khi thiếu kẽm
2.4. Suy giảm thị lực
Kẽm được tìm thấy nhiều trong mắt, nhất là võng mạc. Nó tham gia vào quá trình vận chuyển vitamin A - một chất tham gia vào chức năng thị giác, từ gan đến võng mạc. Lúc này vitamin A sẽ tạo ra các sắc tố bảo vệ mắt và khiến chúng ta nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng.
Khi thiếu kẽm, vitamin A không được vận chuyển đủ đến võng mạc, suy giảm hàng rào bảo vệ mắt và khả năng thị lực (nhìn thấy) của mắt. Trường hợp nặng hơn, trẻ có thể bị quáng gà, nhìn khó.
Thiếu kẽm làm suy giảm thị lực của trẻ
2.5. Rối loạn thính giác
Kẽm có khả năng chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kẽm có thể chống viêm thuần hóa trong tai hoặc phần bên trong của tai. Vì vậy, khi thiếu kẽm, trẻ sẽ có biểu hiện như ù tai, nghe khó.
Thính lực của trẻ bị rối loạn khi thiếu kẽm
2.6. Ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác
Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân khiến mất vị giác và khứu giác. Vì nó giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác.
Khi kẽm không đủ, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của các tế bào vị giác cũng như khứu giác, gây ra chứng biếng ăn ở trẻ. Nếu kéo dài, tình trạng biếng ăn càng nặng thêm, trẻ sẽ còi cọc, ốm yếu và giảm khả năng hấp thu của trẻ.
Thiếu kẽm khiến trẻ biếng ăn, trẻ còi cọc và giảm hấp thu
2.7. Loét miệng
Trường hợp loét miệng hiếm gặp, chỉ xảy ra ở khi thiếu kẽm trầm trọng. Một số nghiên cứu đã chỉ rằng, bổ sung kẽm đầy đủ có thể làm giảm các triệu chứng viêm ở miệng, đặc biệt là loét miệng. Ngoài ra nhờ khả năng chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả, khiến các vết thương mau lành, tránh làm nặng tình trạng bệnh.
Trẻ có thể gặp tình trạng loét miệng khi thiếu kẽm
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm thực sự cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Không chỉ ảnh hưởng đến thể lực mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trí não. Bổ sung kẽm một cách đầy đủ là điều quan trọng, giúp trẻ trưởng thành toàn diện và tránh những hậu quả nghiêm trọng. Các bậc phụ huynh hãy cung cấp kẽm đầy đủ cho bé trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện các chức năng của cơ thể.
- CHẬM TĂNG CÂN Ở TRẺ LÀ DO ĐÂU? (17.02.2021)
- CÁCH LÊN THỰC ĐƠN TĂNG CÂN CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG MẸ NÊN BIẾT (05.02.2021)
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THIẾU VI CHẤT Ở TRẺ (03.02.2021)
- Bé biếng ăn, sức đề kháng yếu hay ốm vặt, dễ bị viêm họng thì làm cách nào để tăng sức đề kháng cho bé mà không phải dùng kháng sinh?
- Bé 8 tháng tuổi, không chịu bú mẹ mà lại biếng ăn, cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho bé như thế nào?
- Nghe nói LaminnKid I là sản phẩm được ứng dụng công nghệ vi sinh MNY từ Canada cung cấp vi khoáng tinh khiết cho bé, cho em hỏi thông tin rõ hơn về sản phẩm?
